Phòng và chữa bệnh cho cá KOI đơn giản

Phòng và chữa bệnh cho cá koi

Với mỗi con có giá trị lên tới vài chục, thậm chí hàng trăm ngàn USD, cá KOI là loại cá cảnh đắt đỏ bậc nhất. Nếu xảy ra dịch bệnh hoặc cách nuôi chưa đúng có thể gây chết cá hàng loạt, tổn thất nặng nề về kinh tế cũng như màu sắc cá không đẹp làm giảm tính thẩm mỹ. Dưới đây, Shop thủy sinh tên Ylang Aquarium sẽ bật mí cách phòng và chữa bệnh cho cá KOI đơn giản cho anh em. 

Phòng và chữa bệnh cho cá koi

Tổng quan về cá Koi – Loài cá cảnh đắt đỏ bậc nhất hiện nay

Cá KOI là tên gọi của một loại cá chép nhiều màu và có tới hơn 200 loại khác nhau. Với vẻ ngoài tuyệt đẹp, hoa văn phối màu đẹp mắt. 

Thú chơi cá KOI ngày càng trở nên phổ biến khắp thế giới ngay cả ở Việt Nam. Nhờ vẻ ngoài rực rỡ, phối màu đẹp mắt, thân thuôn dài duyên dáng cộng thêm phần gù cao nên cá Koi được gọi là Quốc ngư của Nhật Bản. 

Vậy vì sao cá KOI là được yêu thích và ngày càng trở nên đắt đỏ?Lý do là bởi:

  • Vẻ ngoài rực rỡ, phối màu sắc nét, đẹp mắt, nổi bật. 
  • Cá chép Koi biểu tượng cho sự kiên định cùng nghị lực kiên cường vượt qua mọi khó khăn, gian nan. 
  • Mỗi màu sắc cá lại mang thông điệp riêng như: Màu đen thể hiện cho sự mạnh mẽ, kiên cường. Màu vàng chính là tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Màu đỏ thể hiện cho sự dũng cảm hay màu xanh lam biểu tượng của khát vọng vươn lên. 

Các phương pháp phòng bệnh cho những chú cá KOI

Ngoài vẻ đẹp rực rỡ, nổi bật và rất khó tìm của mình, cá KOI cũng là giống cá vô cùng thông minh, có tuổi thọ lên tới 40 đến 50 năm. Để phòng bệnh cho cá koi chúng ta cần làm gì?

  • Mua cá ở các cơ sở, shop thủy sinh uy tín. Chỉ có như vậy mới đảm bảo những chú cá Koi hàng vài chục triệu được nuôi, chăm sóc đúng kỹ thuật, cá khỏe mạnh, đẹp mã. 
  • Chọn những chú cá khỏe mạnh, màu sắc rực rỡ, bơi khỏe. Trước khi đưa cá vào bể nuôi phải tắm cá bằng nước muối 3% để sát trùng các vết thương trong quá trình vận chuyển. 
  • Bể nuôi cần được tẩy dọn trước khi thả cá, bón vôi và phơi dưới ánh nắng nhằm tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm gây bệnh. 
  • Có các biện pháp ngăn chặn chim ăn thịt cá hoặc bất cứ loài chim, động vật có cánh bay và làm bẩn hồ nước. 
  • Tránh gây sốc về nhiệt độ, thay nước bể cá Koi rất nhạy cảm khi thay đổi môi trường sống. 
  • Cho cá ăn lượng vừa đủ, đúng thời gian nhằm tránh cho thức ăn thừa làm bẩn nguồn nước. 
  • Có thể chỉ nuôi cá KOI mà không nuôi chung loại cá nào khác để tránh cá khác mang các mầm bệnh. 
  • Nếu có nhiều ao nuôi nên sử dụng riêng các dụng cụ để tránh lây nhiễm bệnh từ ao bệnh sang ao cá lành. 
  • Vào các thời điểm giao mùa, cá koi dễ nhiễm bệnh, lúc này ta nên trộn kháng sinh vào thức ăn giúp cá tăng đề kháng. Có thể sử dụng Oxytetracyclin 75 mg/kg cá/ngày hay Sulphamerazine liều lượng 220 mg/kg cá/ngày, ăn kéo dài khoảng 7 tới 10 ngày. 
  • Trường hợp nhận thấy cá yếu, bị bệnh phải ngâm cá với Oxytetracyclin với liều lượng 10g/100 lít nước sạch. Ngâm cá từ 5 tới 7 ngày. Không cho cá ăn từ 2 tới 3 ngày. 
  • Thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh ao nuôi. 

Làm sao để điều trị những loại bệnh thường gặp ở cá KOI

Cũng giống như nhiều loại cá cảnh khác, cá KOI cũng hay mắc phải khá nhiều bệnh. Mỗi loại sẽ có cách điều trị chuyên biệt. 

1.Trùng mỏ neo

Đây là một trong bệnh thường gặp ở các Koi. Bệnh do Lernea – Anchor Worm – ký sinh trùng gây ra và có thể nhìn thấy dễ dàng bằng mắt thường. Loại ký sinh trùng này thường bám ở đuôi, thân. Chúng hút dinh dưỡng của cá và để lại các vết thương chảy máu. 

Bệnh trùng mỏ neo ở cá KOI
Bệnh trùng mỏ neo ở cá KOI

Cách điều trị:

Sử dụng thuốc Dimilin đánh toàn bộ bể cá. Cách đánh như sau:

  • Ngày 1: Đánh liều đầu tiên với liều lượng tùy theo thể tích hồ cá Koi. 
  • Ngày 2: Dừng không đánh thuốc
  • Ngày 3: Đánh như liều 1 và sau đó thay nước ở mức 20%.
  • Ngày thứ 4, 5 và 6 không đánh thuốc. 
  • Ngày 7: Đánh liều thứ 3 và cũng thay 20% nước trong bể. 
  • Ngày 8: Dừng đánh thuốc.
  • Ngày 9: Đánh thuốc và cũng thay lượng nước bằng 20% vể. 
  • Ngày 10 và 11 dừng đánh. 
  • Ngày 12, 13 và 14 chỉ thay nước mà không đánh thuốc. 
  1. Bệnh đốm trắng (do khuẩn Multifiliis Ichthyophthirius gây ra)

Bệnh đốm trắng trên cá KOI
Bệnh đốm trắng trên cá KOI

Khi bị bệnh đốm trắng, trên đầu và phần thân cá sẽ xuất hiện nhiều đốm màu trắng, nhìn thấy rõ bằng mắt thường. Những đốm trắng lây lan nhanh và lây từ con bệnh sang cá lành. 

Cách điều trị: Trước tiên để chữa bệnh cho cá koi cần nuôi cách ly những con cá KOI bị bệnh để không lây lan khắp bể. Tăng nồng độ muối lên 0.5%/ngày, đưa nhiệt độ hồ cá ở 27 độ C. Dùng 3 tới 5 giọt methylen hòa với hơn 20 lít nước. Thay lượng nước vừa đúng lượng nước pha thuốc sau khi cho nước pha thuốc vào hồ cá Koi. 

  1. Bệnh rận cá

Bệnh rận cá do Rận nước gây ra
Bệnh rận cá do Rận nước gây ra

Loại rận cá sẽ ký sinh trên: Mang cá, xoang miệng, da, vây, thân….Chất độc từ rận làm cá tổn thương và rận hút máu khiến cá yếu, khó chịu, bơi lung tung do bị ngứa. 

Cách điều trị: Bắt những con cá KOI bị bệnh, sử dụng nhíp y tê để gắp rận cá ra khỏi các vị trí. Dùng thuốc tím, bentadine, iodine, povidine,… bôi lên vết thương và xung quanh. Lặp lại khoảng 7 ngày tới khi cá khỏe lại. 

  1. Bệnh đốm đỏ

Khi mắc bệnh, toàn thân cá xuất hiện các chấm đỏ ở, nhiều nơi như vậy sẽ tạo thành từng mảng to. Cá mệt, bỏ ăn, bơi lờ đờ, khi bệnh nặng các tia vây sẽ bị rách nát, da loét, tạo mủ. Bệnh thường hay gặp vào mùa xuân, mùa Thu tháng 3 tới tháng 9 dương lịch. 

Cá koi bị nhiễm đốm đỏ
Cá koi bị nhiễm đốm đỏ

Cách điều trị:

  • Thay nước cho ao nuôi, sử dụng vôi bột hòa nước bón đều khắp hồ cá koi. Sử dụng liều lượng 2 kg/100m2/2 tuần nhằm nâng độ pH trong hồ lên. Đối với hồ nhỏ có thể đánh muối với tetraxilin. Liều lượng 1 vỉ tetraxilin + 1kg muối/1 khối nước và bón trong 3 ngày liên tục. 
  1. Bệnh sán máng, sán da

Kiểm tra vi khuẩn trên thân cá koi qua kính hiển vi
Kiểm tra vi khuẩn trên thân cá koi qua kính hiển vi

Khi mắc bệnh, cá KOI sẽ không bơi như bình thường, có hiện tượng lạng lách. Cựa vào thành hồ do ngứa. Nếu không điều trị sớm cá sẽ rất dễ chết. 

Cách điều trị: Dùng praziwantel ngâm với liều lượng 2g/1m3, đánh 2 ngày và thay 20% nước trong bể cá. 

  1. Bệnh thối đuôi 

Phần đuôi cá bị thối, viêm, sưng, nặng nữa là phần gốc đuôi ứ máu, thối rữa, hoại tử. Nguyên nhân gây bệnh là nhiều chất thải tích tụ không được vệ sinh hoặc mật độ cá Koi quá dày. 

Bệnh thối đuôi có ở nhiều loài cá
Bệnh thối đuôi có ở nhiều loài cá

Cách điều trị: 

  • Cách 1: Dùng Malachite 1% bôi trực tiếp lên vết thương 1 lần/ngày. Bôi trong 5 ngày liên tục.
  • Cách 2: Pha Oxytetracyline với 100 lít nước/5 tới 8 viên, ngâm cá trong dung dịch từ 30 phút.
  1. Điều trị & chữa bệnh cho cá koi bị loét da

Cá koi bị loét da gây mất thẩm mỹ
Cá koi bị loét da gây mất thẩm mỹ và có thể dẫn đến chết cá

Trong các va chạm cá KOI có thể bị thương, vết thương khi gặp vi khuẩn sẽ nhiễm trùng gây loét. Các vết loét sẽ nhanh chóng lan rộng và khó điều trị. 

Cách điều trị: Nên bắt cá bệnh ra khỏi hồ, gây mê cho cá, lấy thuốc tím tetra thoa trực tiếp vào vùng da bị loét mỗi ngày 1 lần trong vòng 6 ngày liên tiếp. 

  1. Chữa bệnh cho cá koi bị xù vảy

Cá koi bị xù vẩy
Cá koi bị xù vẩy

Khi thấy thân cá sưng lên, vảy cá bị nâng lên, mắt lồi ra, ăn ít hoặc bỏ ăn, bơi gần mặt nước để lấy oxy. Bệnh có 2 nguyên nhân là cá bị nhiễm vi khuẩn gây cháy máy và một nguyên nhân là do ký sinh trùng khiến da sưng lên. Bệnh này dường như xảy ra quanh năm và có mức độ lây lan nhanh. 

Cách điều trị:

Dùng khoảng 6kg muối hòa với 1m3 nước sạch, ngâm cá trong dung dịch và tắm cho cá. Thực hiện khoảng 5 ngày liên tiếp. 

Nuôi cá KOI không chỉ thể hiện đẳng cấp, đem lại tài lộc mà nó còn là thú chơi đem tới sự thư giãn, an yên cho cuộc sống. Hãy tìm hiểu nhiều thông tin để giúp hồ cá Koi luôn khỏe mạnh, đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như túi tiền của chính mình. 

Xem thêm: Dịch vụ thiết kế và thi công hồ cá KOI – Ylang Aquarium (cuahangthuysinh.vn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *