Kinh nghiệm nuôi và nhân giống tép cảnh trong hồ thủy sinh

kinh-nghiem-nuoi-va-cham-soc-tep-canh

Bài viết này, mình sẽ chia sẻ cho anh em mới bắt đầu cho bộ môn “thuỷ sinh những kinh nghiệm nuôi và nhân giống tép cảnh trong hồ thuỷ sinh an toàn, hiệu quả mà tiết kiệm nhất. Cùng Ylang Aquarium tìm hiểu chi tiết.

Tép cảnh – Lựa chọn không thể thiếu cho hồ thuỷ sinh

Tép cảnh, hay còn được gọi là tép thuỷ sinh, tép ong… là 1 trong những yếu tố tạo nên hồ thuỷ sinh sinh động, hấp dẫn. Tép cảnh thuộc họ Atyidae, chi Caridina có nguồn gốc từ những con suối nhỏ ở Trung Quốc. 

Qua nhiều năm, tép được nhân giống, lai tạo để chúng không chỉ đang dạng mà còn phù hợp với nhiều môi trường. Tép thuỷ sinh luôn được ưu ái lựa chọn cho hồ thuỷ sinh vì:

  • Không cần bể quá to
  • Dễ thích nghi với nhiệt độ
  • Có khả năng tự tìm thức ăn
  • Dùng để vệ sinh, dọn dẹp bể thuỷ sinh tuyệt vời
  • Chúng không ăn các thể sống dưới nước
  • Sinh sản rất nhanh, dễ sống trong điều kiện thay đổi
  • Màu sắc đẹp mắt, độc đáo….

kinh-nghiem-nuoi-va-cham-soc-tep-canh

Kinh nghiệm nuôi tép cảnh trong hồ thuỷ sinh dành cho người mới bắt đầu

Tuy dễ sống, dễ thích nghi với môi trường, thế nhưng, nếu bạn là “lính mới” trong “thú chơi” thuỷ sinh thì chắc chắn đây là kinh nghiệm “sống còn” cho một lần “xuống tiền”. 

  1. Các loại tép cảnh và nên chọn loại nào?

Cách nuôi tép cảnh tốt chỉ thực hiện được khi bạn chọn lựa loại tép phù hợp. Hiện nay, có hai loại là tép nước ngọt và tép nước mặn. Tuy nhiên, trong thời lượng bài viết cùng kinh nghiệm thực chiến từ bản thân, mình khuyên anh em nên chọn tép nước ngọt. 

Thế nhưng, tép nước ngọt cũng chia làm nhiều loại, với nhiệt độ, độ pH khác nhau, như ví dụ dưới đây.

 

TênNhiệt độ tối ưuNhiệt độ sốngpH tối ưuGH tối ưuKH tối ưu
Tép màu21 – 2512 -236.8 – 8.07 – 102 – 3
Tép ong21 – 2518 – 285.5 – 6.53 – 50- 1
Tép Sulawesi27 – 3026 – 308.0 – 8.56 – 124 -6

kinh-nghiem-duong-tep-canh

  1. Thức ăn và nguyên tắc cho tép cảnh ăn

Tép cảnh ăn gì? Cho tép cảnh ăn bao nhiêu bữa một ngày? Hay ăn như thế nào là đúng chính là câu hỏi của nhiều tay chơi mới gia nhập. 

Ở môi trường tự nhiên, tép thuỷ sinh ăn rêu tảo, chất thải của các loài vật khác, vi sinh vật,… Điều này giúp cho hồ thuỷ sinh luôn sạch khi nuôi tép. 

Còn tất nhiên, để chúng sinh trưởng trong môi trường nhân tạo ta cần bổ sung thêm: Cám tép, tảo, lá dâu, rau bina, cà rốt, lá bàng giúp tăng đề kháng. Cùng nhiều loại thức ăn chuyên biệt mà bạn có thể nhờ tư vấn tại các cửa hàng thuỷ sinh uy tín nhé. 

Việc cho tép ăn cũng cần linh hoạt, không cứng nhắc. Bạn có thể chia nhỏ khẩu phần ăn nhưng không quá 6 bữa. Đặc biệt, tép hoạt động về đêm nên dù có khác mũi giờ thì cũng cố gắng dặm bữa đêm cho cá. 

  1. Môi trường nuôi tép cảnh

Có thể nói, cách nuôi tép cảnh không khó bởi chúng có thể thích nghi tốt với nhiều môi trường. Tuy nhiên thường chúng ta sẽ nuôi chúng trong những mẫu hồ thủy sinh để tạo ra nét sinh động và gần gũi với thiên nhiên.

Dù cao hay thấp hơn nhiệt độ lý tưởng, tuy nhiên mình khuyên các bạn mới chơi là để “bảo toàn túi tiền” khi đầu tư thuỷ sinh là để độ cứng trong khoảng 1 – 6 (kH). 

  1. Nền và bố cục nền

Một lớp nền mỏng tiết kiệm chi phí, giúp nước trong nhanh hơn. Còn với nền dày sẽ có thể sử dụng thêm phân nền cung cấp dinh dưỡng cho hồ thuỷ sinh và dễ dàng trang trí thêm cây thuỷ sinh. 

  1. Kích thước hồ thuỷ sinh cho tép cảnh

Theo nhiều “dân chơi” chuyên nghiệp thì bể thuỷ sinh cho tép tối thiểu là 45 lít, nếu nhỏ quá sẽ khiến tép khó sinh sản. Nhưng ngược lại, nếu bạn không muốn chúng sinh sản lại có thể chọn bể bé nhưng chiều cao hồ thuỷ sinh phải tăng 15cm. Lý do là bởi tép cảnh chủ yếu hoạt động ở tầng đáy. 

  1. Hệ sinh thái trong hồ nuôi tép cảnh

Sự xuất hiện của cây thuỷ sinh giúp tép cảnh có nơi ẩn náu khi chúng sợ hãi, giảm căng thẳng. Hộ sinh thái hồ thuỷ sinh cũng cần có rong rêu tảo để mô phỏng môi trường tự nhiên và cung cấp dinh dưỡng cho tép. 

kinh-nghiem-nhan-giong-tep-canh

Kinh nghiệm nhân giống tép cảnh trong hồ thuỷ sinh

Không có gì thú vị hơn khi tự mình phát triển thành một đèn tép xinh. Nghe tới việc tép sinh sản chắc nhiều anh “hãi” vì không biết làm thế nào, bắt đầu từ đâu. Yên tâm, dưới đây là điều các anh cần làm. 

  • Phân biệt giới tính của tép: Tép đực có kích thước nhỏ, đuôi hẹp, dài, màu sắc cũng nhạt hơn tép cái. Tép cái to hơn con đực, khi tới thời kỳ sinh sản nghĩa là sau khi tép cái lột vỏ. Khi đó lưng tép tạo vùng vàng còn gọi là trứng tép. 
  • Quá trình sinh sản của tép cảnh: Sau khi thụ tinh, tép cảnh sẽ nuôi trứng từ 14 đến 21 ngày. 
  • Thức ăn cho tép con: Tép con không di chuyển nhiều, vậy nên hãy đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho chúng. Tốt nhất, bể nên có nhiều rêu tự nhiên. Trường hợp lo lắng bể quá sạch không có thức ăn cho tép con anh em có thể dùng đồ ăn chuyên dụng nhé. 

Điều trị bệnh cho tép cảnh tại nhà 

Tuy có chế độ nuôi khá dễ dàng thế nhưng việc tép cảnh mắc bệnh khiến chậm lớn thậm chí là chết vẫn thường xuyên xảy ra. Với người chơi mới hãy lưu ý một vài bệnh thường gặp dưới đây. 

  • Bệnh đốm trắng do nấm: Tép nhợt nhạt, bàng quang, ngực bong tróc, bơi chậm, ít ăn hoặc thậm chú dừng ăn. ĐIỀU TRỊ: Sử dụng API Aquarium Salt hay JBL Fungol. 
  • Bệnh nhiễm khuẩn: Phần nội tạng của ép có màu hồng dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường. ĐIỀU TRỊ: dùng Hydrogen Peroxide H2O2 hoặc chiếu đèn UV trong 5 ngày. 
  • Tép bị ký sinh trùng: ĐIỀU TRỊ Dùng API Aquarium salt / Genchem “No Planaria” / Benibachi Planaria Zero. 

Nuôi tép cảnh trong nhà và những câu hỏi liên quan

+ Hồ thuỷ sinh 30×30 nuôi được bao nhiêu con tép cảnh?

Tuỳ vào từng loại tép thuỷ sinh bạn chọn nuôi, tốt nhất với bể 30×30 nên nuôi từ 10 tới 15 con. 

+ Có nên dùng nước mưa để nuôi tép cảnh không?

Được nhé, thế nhưng nên lọc bụi bẩn và axit trước khi dùng. Nên lấy nước mua từ trận mưa to thứ 2 để nước sạch hơn. 

+ Có cần dùng đèn dưởi cho hồ thuỷ sinh nuôi tép cảnh?

Nếu bạn ở miền nam thì không cần nhưng nếu ở miền bắc, vào thời điểm rét đậm, rét hại thì máy sưởi hồ thuỷ sinh cũng cần thiết để tép không bị lạnh quá. 

+ Cycle hồ tép là gì ?

Thuật ngữ mà nhiều anh em mới chơi thuỷ sinh hay thấy. Thực tế, đây là quá trình xử lý hồ tép cảnh trước khi nuôi. Nó bao gồm: vi sinh trong hồ, cặn bẩn, đất nền, độ pH trong nước,…

Kỳ công với mấy chú tép cảnh là thế, ấy vậy mà anh em vẫn cứ mê. Thế mới biết thuỷ sinh chính xác là thú chơi tốn kém nhưng đầy mê hoặc. Hi vọng, những thông tin trong bài viết sẽ trả lời cho nhiều thắc mắc của anh em trong hội chơi thuỷ sinh. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *